Dư luận gần đây rất quan tâm tới phóng sự của VTV phản ánh hiện trạng rất nhiều iPhone bán ra trên thị trường là hàng nhái, hàng dựng và chúng đều có xuất xứ từ bên kia biên giới phía Bắc được tuồn vào thị trường trong nước.
Ngay sau khi xem phóng sự, tôi dạo quanh một vài cửa hàng bán điện thoại thông minh ở Hà Nội để lắng nghe những "tín đồ iPhone" bộc bạch và tiếng nói của những người "tiêu dùng thông minh".
Đúng
là bây giờ ra đường nhìn đâu cũng thấy iPhone, và theo phóng sự của VTV
thì có thể nhận định khá nhiều chiếc iPhone trong số đó là hàng dựng,
hàng nhái nhưng người tiêu dùng vẫn vô tư mua và sử dụng, không cần thắc
mắc tại sao chúng lại rẻ hơn hẳn so với hàng chính hãng. Tâm lí "sùng
bái" iPhone ảnh hưởng không chỉ tới quyết định chọn mua điện thoại của
người tiêu dùng, mà đối với ngay cả những người bán hàng, những đơn vị
nhập khẩu iPhone cũng không tránh khỏi tâm lí "tự hào" khi được Apple
"cho phép" nhập khẩu, phân phối chiếc smartphone này.
Mới đây, hệ thống FPT Shop công bố được nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Apple với việc tổ chức một cuộc họp báo mà thời điểm tổ chức họp báo đầy cập rập do phải phụ thuộc hoàn toàn vào lịch trình của người đại diện Apple Singapore. Thế nhưng trong khi các nhà báo và các nhà bán lẻ tin rằng đó là dịp hiếm hoi được gặp trực tiếp đại diện Apple thì đến phút chót người này không tới và cũng không một lời cáo lỗi. Những tín đồ của Apple thì im hơi lặng tiếng, còn người tiêu dùng bình thường thì coi hành vi này là thiếu tôn trọng "thượng đế", "chảnh", đó là cách hành xử của "ông kễnh".
Mà đúng là kễnh thật. Apple là tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, làm ra rất nhiều sản phẩm như iPhone, iPad, Apple Watch, nhưng hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam nhất vẫn là chiếc điện thoại thông minh iPhone. Nhớ lại vài năm trước đây, các nhà mạng để có được hợp đồng nhập khẩu chiếc iPhone phải bỏ ra hàng chục, hàng trăm ngàn đôla để quảng cáo cho sản phẩm Apple tại Việt Nam.
Vậy mà, theo khảo sát của VnReview năm 2014, thì Apple là hãng chăm sóc khách hàng ở Việt Nam kém nhất. Apple không hề triển khai ở nước ta các phương thức hỗ trợ khách hàng qua email, qua điện thoại, không hỗ trợ ngoài kênh phân phối (người tiêu dùng mang điện thoại do FPT phân phối sang Viettel nhờ hỗ trợ sẽ bị từ chối, người mua bản iPhone chính hãng quốc tế khi về Việt Nam gặp trục trặc không được hỗ trợ). Ngay cả việc hỗ trợ đúng kênh cũng bắt khách hàng chờ đợi lâu, vì khi điện thoại iPhone bị trục trặc phải thay thế linh kiện sẽ mất hàng tháng để đưa sản phẩm ra nước ngoài sửa chữa, thay thế.
Vì sao "ông kễnh" đối xử với người tiêu dùng Việt Nam như thế mà số "tín đồ" của Apple vẫn gia tăng? Theo giám đốc Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế có trụ sở ở TP.HCM, doanh số bán điện thoại thông minh ở Việt Nam tăng khoảng 56%, đến 12 triệu đơn vị chỉ tính riêng trong năm 2014 - và Apple nắm được phần lớn doanh thu từ sự gia tăng chóng mặt này. Sự sùng bái iPhone ở Việt Nam đã được tờ Cnet- tờ báo chuyên viết về công nghệ lớn của Mỹ, phản ánh trong bài phóng sự về người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam hồi tháng 7/2015, và họ gọi đó là "cơn cuồng iPhone" trong giới trẻ Việt Nam.
Thực ra cơn cuồng iPhone xuất hiện ở một số nước, bắt đầu từ năm 2007, đặc biệt là ở Trung Quốc. Hệ quả của cơn cuồng này đã làm cho bao người, bao gia đình phải sống dở, chết dở.
Trò chuyện với một chủ cửa hàng bán điện thoại ở phố Đặng Dung, tôi nhắc lại những chuyện cuồng iPhone ở Trung Quốc: như một người đã buôn lậu 3 trẻ em để chi trả tiền mua iPhone, rồi có anh chàng ở Thượng Hải cho thuê bạn gái để lấy tiền mua iPhone 6. Cô bạn gái của anh cũng sẵn sàng tham gia vào việc kiếm tiền này. Và đau khổ nhất là chuyện một cậu bé đã bán thận để mua iPhone... Người chủ cửa hàng ở Đặng Dung nói, ở nước ta cơn cuồng iPhone nhẹ hơn. Anh chỉ chứng kiến vài trường hợp chẳng hạn như ép bố mẹ mua iPhone, không cho tiền mua thì bỏ học, hoặc xuất hiện những băng nhóm chuyên cướp iPhone.
Cuộc trò chuyện của tôi với anh Cương, chủ cửa hàng điện thoại ở phố Huế cũng xoay quanh chiếc iPhone, nhưng ở một góc khác - những nghịch lí tiêu dùng. Anh nói, nhiều người là sinh viên chưa có thu nhập, sinh viên mới ra trường lương tháng dăm triệu đồng, nhưng sẵn sàng sở hữu "em iPhone" giá mười mấy triệu đồng, gấp ba lương tháng. Nhiều người không đủ khả năng mua iPhone nhưng vẫn muốn tỏ ra "sành điệu" cho bằng bạn bằng bè.
Điều anh Cương nói tôi cũng đã gặp nhiều trong thực tế. Cháu Hoài Linh - 24 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng ở Hà Nội, nói với tôi: Giá iPhone cao hơn 2 tháng lương của cháu, nhưng cháu vẫn cần nó để cảm thấy mình sành điệu, tự tin khi đi chơi cùng bạn bè và đồng nghiệp. Còn cháu Biên, con ông Thành, nhà ở phố Đội Cấn, năm nay vừa vào đại học Thủy Lợi thì làm con iPhone "chợ trời". Nguyên do là ông Thành hứa với con là: đỗ vào đại học thì mua cho chiếc xe máy và đổi điện thoại. Ông Thành bảo, bố chỉ có 20 triệu, mua chiếc xe loại vừa vừa, còn bao nhiêu tiền thì mua điện thoại, không đủ tiền đâu mà mua iPhone. Cháu mua chiếc xe máy 17 triệu, còn 3 triệu đồng, không đủ để sở hữu chiếc iPhone xịn, cháu "giải quyết khâu oai" bằng con iPhone chợ trời!
Có nhiều cách lí giải sự tăng trưởng iPhone ở thị trường Việt Nam, nhưng qua cách suy nghĩ của cháu Linh và cháu Biện thì một lí do khó ai có thể phủ nhận là "cái bệnh sĩ" của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đã làm tăng độ nóng cho cơn cuồng iPhone. Những biểu hiện căn bệnh này là: phô trương trong lời nói, hành động, thích khoe khoang tự hào cả với những gì mình không có. Dân gian thì tóm tắt căn bệnh này bằng ngạn ngữ "thùng rỗng kêu to", "con gà tức nhau tiếng gáy". Căn bệnh này có trong một bộ phận giới trẻ muốn tự "nâng giá" mình, muốn người khác nhìn mình bằng ánh mắt ngưỡng mộ; cố tình làm ra vẻ mình không thua kém ai để người ta coi trọng, hoặc muốn che giấu sự thua kém của mình để người khác khỏi coi thường. Sĩ diện hão đẻ ra sự giả tạo, khoe mẽ, hợm hĩnh, bảo thủ, giấu dốt, phù phiếm, lãng phí... Có rất nhiều người được gọi là "đại gia" sắm điện thoại giá mấy trăm triệu để đi ngoại giao, trong khi nợ nần chồng chất, quỵt lương, bảo hiểm của công nhân. Bệnh sĩ không chỉ biểu hiện qua những chuyện "lặt vặt" mà còn liên quan đến quốc kế dân sinh, làm lệch chuẩn trong văn hóa tiêu dùng.
Trở lại chuyện của bố con ông Thành, đó là biểu hiện xung đột của hai thế hệ trong cách tiêu dùng. Cách của người bố "liệu cơm gắp mắm", khoán gọn cục tiền cho con, chiều theo nguyện vọng của lớp trẻ, nhưng ở mức độ có thể chấp nhận được - đó cũng là một cách tiêu dùng thông minh. Với người con mắc bệnh sĩ, nhưng còn biết kiềm chế chỉ giải quyết khâu oai bằng dùng hàng nhái iPhone. Số người tiêu dùng có sự lựa chọn cách này ở nước ta chắc là không ít. Vì thế các cửa hàng bán iPhone rỏm, iPhone dựng vẫn có khách. Những người này nằm ngoài phạm trù "tiêu dùng thông minh".
Người tiêu dùng thông minh là người biết cách quản lí, sử dụng tiền bạc, tài sản của mình và gia đình mình một cách hữu ích để đạt được mục đích cao nhất với chi phí thấp nhất. Theo tôi, người tiêu dùng thông minh còn là người phải biết nói "không" với bệnh sĩ. Tôi rất đồng tình với suy nghĩ của một số bạn trẻ trong các comment dưới những bài viết về iPhone: "Nếu chảnh như Apple vừa rồi thì chẳng dùng iPhone nữa"; "Có rất nhiều loại điện thoại thông minh, sao cứ phải chọn iPhone nhỉ? "Việt Nam mình có Bphone rồi đó, nên để tiền đó ủng hộ sản phẩm Việt Nam"; "Tôi muốn trải nghiệm Bphone, trên thế giới có được mấy nước sản xuất được smartphone đâu. Việt Nam sản xuất được thật hãnh diện"... Đây phải chăng là cách lên tiếng của những người tiêu dùng thông minh? Có tiền ta có quyền lựa chọn mua các sản phẩm điện thoại thông minh cao cấp, nhưng đừng để bệnh cuồng, bệnh sĩ làm mất đi lòng tự trọng.
Ngày nay công nghệ làm tem chống hàng giả, hàng nhái rất hiện đại, những biện pháp khác của các cơ quan chống hàng giả cũng tỏ ra hữu hiệu, nhưng không thể ngăn chặn được hết tệ nạn này. Phải chăng chỉ có tiêu dùng thông minh, chỉ có lòng người có "hùng tâm" mới chặn hết được nó? Cách đây mấy trăm năm, thi hào Nguyễn Du đã viết "Hùng tâm, sinh kế lưỡng mang nhiên". Người bán hàng, vì sinh kế, vì lời nhuận nhiều khi họ không còn cái tâm, bán càng được nhiều hàng lợi nhuận càng cao. Vì thế họ bằng mọi cách lừa khách hàng. Còn với người tiêu dùng, không tỉnh táo, cứ cuồng nộ lên thì sẽ mắc bẫy. Thế nên hơn lúc nào hết, trong thời kinh tế thị trường đòi hỏi người bán phải có "hùng tâm", người mua phải thông minh, phải sáng suốt mà lựa chọn.
Mới đây, hệ thống FPT Shop công bố được nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Apple với việc tổ chức một cuộc họp báo mà thời điểm tổ chức họp báo đầy cập rập do phải phụ thuộc hoàn toàn vào lịch trình của người đại diện Apple Singapore. Thế nhưng trong khi các nhà báo và các nhà bán lẻ tin rằng đó là dịp hiếm hoi được gặp trực tiếp đại diện Apple thì đến phút chót người này không tới và cũng không một lời cáo lỗi. Những tín đồ của Apple thì im hơi lặng tiếng, còn người tiêu dùng bình thường thì coi hành vi này là thiếu tôn trọng "thượng đế", "chảnh", đó là cách hành xử của "ông kễnh".
Mà đúng là kễnh thật. Apple là tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, làm ra rất nhiều sản phẩm như iPhone, iPad, Apple Watch, nhưng hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam nhất vẫn là chiếc điện thoại thông minh iPhone. Nhớ lại vài năm trước đây, các nhà mạng để có được hợp đồng nhập khẩu chiếc iPhone phải bỏ ra hàng chục, hàng trăm ngàn đôla để quảng cáo cho sản phẩm Apple tại Việt Nam.
Vậy mà, theo khảo sát của VnReview năm 2014, thì Apple là hãng chăm sóc khách hàng ở Việt Nam kém nhất. Apple không hề triển khai ở nước ta các phương thức hỗ trợ khách hàng qua email, qua điện thoại, không hỗ trợ ngoài kênh phân phối (người tiêu dùng mang điện thoại do FPT phân phối sang Viettel nhờ hỗ trợ sẽ bị từ chối, người mua bản iPhone chính hãng quốc tế khi về Việt Nam gặp trục trặc không được hỗ trợ). Ngay cả việc hỗ trợ đúng kênh cũng bắt khách hàng chờ đợi lâu, vì khi điện thoại iPhone bị trục trặc phải thay thế linh kiện sẽ mất hàng tháng để đưa sản phẩm ra nước ngoài sửa chữa, thay thế.
Vì sao "ông kễnh" đối xử với người tiêu dùng Việt Nam như thế mà số "tín đồ" của Apple vẫn gia tăng? Theo giám đốc Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế có trụ sở ở TP.HCM, doanh số bán điện thoại thông minh ở Việt Nam tăng khoảng 56%, đến 12 triệu đơn vị chỉ tính riêng trong năm 2014 - và Apple nắm được phần lớn doanh thu từ sự gia tăng chóng mặt này. Sự sùng bái iPhone ở Việt Nam đã được tờ Cnet- tờ báo chuyên viết về công nghệ lớn của Mỹ, phản ánh trong bài phóng sự về người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam hồi tháng 7/2015, và họ gọi đó là "cơn cuồng iPhone" trong giới trẻ Việt Nam.
Thực ra cơn cuồng iPhone xuất hiện ở một số nước, bắt đầu từ năm 2007, đặc biệt là ở Trung Quốc. Hệ quả của cơn cuồng này đã làm cho bao người, bao gia đình phải sống dở, chết dở.
Trò chuyện với một chủ cửa hàng bán điện thoại ở phố Đặng Dung, tôi nhắc lại những chuyện cuồng iPhone ở Trung Quốc: như một người đã buôn lậu 3 trẻ em để chi trả tiền mua iPhone, rồi có anh chàng ở Thượng Hải cho thuê bạn gái để lấy tiền mua iPhone 6. Cô bạn gái của anh cũng sẵn sàng tham gia vào việc kiếm tiền này. Và đau khổ nhất là chuyện một cậu bé đã bán thận để mua iPhone... Người chủ cửa hàng ở Đặng Dung nói, ở nước ta cơn cuồng iPhone nhẹ hơn. Anh chỉ chứng kiến vài trường hợp chẳng hạn như ép bố mẹ mua iPhone, không cho tiền mua thì bỏ học, hoặc xuất hiện những băng nhóm chuyên cướp iPhone.
Cuộc trò chuyện của tôi với anh Cương, chủ cửa hàng điện thoại ở phố Huế cũng xoay quanh chiếc iPhone, nhưng ở một góc khác - những nghịch lí tiêu dùng. Anh nói, nhiều người là sinh viên chưa có thu nhập, sinh viên mới ra trường lương tháng dăm triệu đồng, nhưng sẵn sàng sở hữu "em iPhone" giá mười mấy triệu đồng, gấp ba lương tháng. Nhiều người không đủ khả năng mua iPhone nhưng vẫn muốn tỏ ra "sành điệu" cho bằng bạn bằng bè.
Điều anh Cương nói tôi cũng đã gặp nhiều trong thực tế. Cháu Hoài Linh - 24 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng ở Hà Nội, nói với tôi: Giá iPhone cao hơn 2 tháng lương của cháu, nhưng cháu vẫn cần nó để cảm thấy mình sành điệu, tự tin khi đi chơi cùng bạn bè và đồng nghiệp. Còn cháu Biên, con ông Thành, nhà ở phố Đội Cấn, năm nay vừa vào đại học Thủy Lợi thì làm con iPhone "chợ trời". Nguyên do là ông Thành hứa với con là: đỗ vào đại học thì mua cho chiếc xe máy và đổi điện thoại. Ông Thành bảo, bố chỉ có 20 triệu, mua chiếc xe loại vừa vừa, còn bao nhiêu tiền thì mua điện thoại, không đủ tiền đâu mà mua iPhone. Cháu mua chiếc xe máy 17 triệu, còn 3 triệu đồng, không đủ để sở hữu chiếc iPhone xịn, cháu "giải quyết khâu oai" bằng con iPhone chợ trời!
Có nhiều cách lí giải sự tăng trưởng iPhone ở thị trường Việt Nam, nhưng qua cách suy nghĩ của cháu Linh và cháu Biện thì một lí do khó ai có thể phủ nhận là "cái bệnh sĩ" của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đã làm tăng độ nóng cho cơn cuồng iPhone. Những biểu hiện căn bệnh này là: phô trương trong lời nói, hành động, thích khoe khoang tự hào cả với những gì mình không có. Dân gian thì tóm tắt căn bệnh này bằng ngạn ngữ "thùng rỗng kêu to", "con gà tức nhau tiếng gáy". Căn bệnh này có trong một bộ phận giới trẻ muốn tự "nâng giá" mình, muốn người khác nhìn mình bằng ánh mắt ngưỡng mộ; cố tình làm ra vẻ mình không thua kém ai để người ta coi trọng, hoặc muốn che giấu sự thua kém của mình để người khác khỏi coi thường. Sĩ diện hão đẻ ra sự giả tạo, khoe mẽ, hợm hĩnh, bảo thủ, giấu dốt, phù phiếm, lãng phí... Có rất nhiều người được gọi là "đại gia" sắm điện thoại giá mấy trăm triệu để đi ngoại giao, trong khi nợ nần chồng chất, quỵt lương, bảo hiểm của công nhân. Bệnh sĩ không chỉ biểu hiện qua những chuyện "lặt vặt" mà còn liên quan đến quốc kế dân sinh, làm lệch chuẩn trong văn hóa tiêu dùng.
Trở lại chuyện của bố con ông Thành, đó là biểu hiện xung đột của hai thế hệ trong cách tiêu dùng. Cách của người bố "liệu cơm gắp mắm", khoán gọn cục tiền cho con, chiều theo nguyện vọng của lớp trẻ, nhưng ở mức độ có thể chấp nhận được - đó cũng là một cách tiêu dùng thông minh. Với người con mắc bệnh sĩ, nhưng còn biết kiềm chế chỉ giải quyết khâu oai bằng dùng hàng nhái iPhone. Số người tiêu dùng có sự lựa chọn cách này ở nước ta chắc là không ít. Vì thế các cửa hàng bán iPhone rỏm, iPhone dựng vẫn có khách. Những người này nằm ngoài phạm trù "tiêu dùng thông minh".
Người tiêu dùng thông minh là người biết cách quản lí, sử dụng tiền bạc, tài sản của mình và gia đình mình một cách hữu ích để đạt được mục đích cao nhất với chi phí thấp nhất. Theo tôi, người tiêu dùng thông minh còn là người phải biết nói "không" với bệnh sĩ. Tôi rất đồng tình với suy nghĩ của một số bạn trẻ trong các comment dưới những bài viết về iPhone: "Nếu chảnh như Apple vừa rồi thì chẳng dùng iPhone nữa"; "Có rất nhiều loại điện thoại thông minh, sao cứ phải chọn iPhone nhỉ? "Việt Nam mình có Bphone rồi đó, nên để tiền đó ủng hộ sản phẩm Việt Nam"; "Tôi muốn trải nghiệm Bphone, trên thế giới có được mấy nước sản xuất được smartphone đâu. Việt Nam sản xuất được thật hãnh diện"... Đây phải chăng là cách lên tiếng của những người tiêu dùng thông minh? Có tiền ta có quyền lựa chọn mua các sản phẩm điện thoại thông minh cao cấp, nhưng đừng để bệnh cuồng, bệnh sĩ làm mất đi lòng tự trọng.
Ngày nay công nghệ làm tem chống hàng giả, hàng nhái rất hiện đại, những biện pháp khác của các cơ quan chống hàng giả cũng tỏ ra hữu hiệu, nhưng không thể ngăn chặn được hết tệ nạn này. Phải chăng chỉ có tiêu dùng thông minh, chỉ có lòng người có "hùng tâm" mới chặn hết được nó? Cách đây mấy trăm năm, thi hào Nguyễn Du đã viết "Hùng tâm, sinh kế lưỡng mang nhiên". Người bán hàng, vì sinh kế, vì lời nhuận nhiều khi họ không còn cái tâm, bán càng được nhiều hàng lợi nhuận càng cao. Vì thế họ bằng mọi cách lừa khách hàng. Còn với người tiêu dùng, không tỉnh táo, cứ cuồng nộ lên thì sẽ mắc bẫy. Thế nên hơn lúc nào hết, trong thời kinh tế thị trường đòi hỏi người bán phải có "hùng tâm", người mua phải thông minh, phải sáng suốt mà lựa chọn.
Theo VnReview.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét