Pages

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Công nghệ làm giả iPhone bằng dây đồng đến “khó tin”?

iPhone được làm giả bằng công nghệ được dân trong nghề gọi là "câu dây đồng". Những chiếc iPhone này có giả rẻ đến bất ngờ!
Công nghệ làm giả iPhone bằng dây đồng đến “khó tin”?
Ảnh minh họa.
Theo VTV, phóng viên đã có cuộc điều tra tại khu chợ Vinh Cơ, Móng Cái và phát hiện ra công nghệ làm giả iPhone rất tinh vi.
iPhone 5 được buộc dây chun thành các bó lớn, chờ khách buôn đến lấy. Chúng được gọi là hàng đóng mới. Đây là loại iPhone được thay cả vỏ và dựng bằng các loại phụ kiện khác, nghĩa là iPhone được làm giả 100%. Loại này khác với loại hàng giả làm nguyên bản, nghĩa là hàng cũ được tút tát, "mông má" lại như mới.
iPhone giả này tùy vào tình trạng được xử lý nhiều hay ít, xử lý phức tạp hay đơn giản và nó được gọi tên với các mã số khác nhau, 1978.... và 2013... Theo lời người bán, hàng 1978 là hàng dựng, hàng main cũng bị dựng, gần như dựng hết?. Hàng 1978 hay "chết".
Một người bán hàng chia sẻ về iPhone có mã số "1978". Nguồn: VTV.
"Thần thánh" nhất trong làng giả công nghệ iPhone hiện nay là công nghệ "câu dây đồng". Theo 1 người trong làng "làm giả" iPhone cho biết: "câu dây đồng" có nghĩa là hàng bị chọc ngoáy dùng dây đồng câu vào các bộ phận khác, được thay những phụ kiện rẻ tiền, bình thường màn hình 400 Nhân dân tệ thì thay cái màn hình 200 Nhân dân tệ "xanh lét".
Nghĩa là chỉ bằng vài mẩu dây đồng có thể tạo ra iPhone giá rẻ , rẻ bằng 1/2 những iPhone rẻ khác. Thủ đoạn tinh vi này chỉ dân trong nghề mới biết được.
Thủ đoạn hàn dây đồng. Nguồn: VTV.
Các sợi dây đồng được đấu hàn sâu vào trong các bo mạch, sau đó lắp lại một cách vô cùng kín đáo, với lắp lưng điện thoại có hình trái táo khuyết. Sau khi dựng được 1 iPhone hoàn chỉnh, phải tạo số IMEI cho máy, cách "ẩu nhất" là tạo ra 1 dãy số bất kì, và dãy số này sẽ không kiểm tra được trên trang chủ của Apple.
Nhưng tinh vi hơn là cách sử dụng, số IMEI của những chiếc iPhone cũ đã hỏng đã bỏ đi từ lâu. Thậm chí có những sản phẩm còn làm giả tinh vi để số IMEI ở thân máy trùng với vỏ hộp.
Theo các chủ buôn iPhone ở Móng Cái, các loại iPhone dựng iPhone đóng mới này, đều nhập chủ yếu từ Thẩm Quyến, Trung Quốc. Khách chỉ cần đặt trước 1 ít tiền là hai đến ba ngày sau sẽ có hàng. Tất nhiên, đó là loại được bọc nilong và bán theo cọc.
Như vậy, bằng nhiều thủ đoạn công nghệ khác nhau iPhone "đổ đống" hàng cũ hỏng đã được ngụy trang thành hàng mới. Câu hỏi đặt ra là iPhone thường được làm giả những loại nào?
MINH TRANG
Nguồn: Baomoi.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét